Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:
Tự do tôn giáo là một quyền cơ bản được ghi trong Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ: “Quốc hội không được làm luật liên quan đến bất cứ tôn giáo nào, hoặc ngăn cản tự do tín ngưỡng.”
Peter Berkowitz, Giám đốc Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao, cho biết có mối tương quan giữa các quốc gia bảo vệ tự do tôn giáo và các quốc gia tôn trọng các quyền cơ bản khác:
“Theo kinh nghiệm, chúng tôi biết mối tương quan cao giữa các quốc gia bảo vệ quyền tự do tôn giáo và các quốc gia bảo vệ tất cả các quyền tự do khác mà Hoa Kỳ luôn quan tâm. Và điều này tất nhiên có ý nghĩa nếu chúng ta đang bảo vệ quyền tự do có quan điểm khác biệt về một trong những vấn đề mà con người đã đấu tranh nhiều nhất. Sự khác biệt quan điểm về tín ngưỡng.”
Có những quốc gia độc tài, trong đó có Trung Quốc, Iran và Nga tuyên bố rằng vì Hoa Kỳ không hoàn toàn đề cao nhân quyền trong nước, nên họ không có chỗ đứng để cổ vũ cho những quyền đó ở nước ngoài.
Nhưng Giám đốc Berkowitz gọi tuyên bố đó là một sự "xúc phạm":
“Có một sự khác biệt cơ bản giữa các nền dân chủ tự do như Hoa Kỳ, nơi làm nền tảng cho sự khẳng định về quyền con người, với các nước như Trung Quốc, Iran, Nga, những nơi phủ nhận chính ý tưởng về quyền con người. . . Tất nhiên, tôi không có ý phủ nhận có những nhà bất đồng chính kiến can đảm ở Nga, Trung Quốc và Iran. Chúng tôi biết rằng có. Nhưng xã hội chính trị nói chung không cho phép có những cuộc đối thoại như vậy.”
Giám đốc Berkowitz nói Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc đã đặt ra một tiêu chuẩn chung để đánh giá mọi hình thức chính phủ và là điều mà tất cả các chính phủ nên mong muốn. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng “mọi người sẽ đánh giá cao điều đó. . . dân chủ tự do, là hình thức chính phủ phù hợp nhất để minh chứng cho nhân quyền."
Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.