Accessibility links

Breaking News

Cái giá của những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông


Tàu nạo vét của Trung Quốc được nhìn thấy trong vùng biển quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông. (Ảnh tư liệu)
Tàu nạo vét của Trung Quốc được nhìn thấy trong vùng biển quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông. (Ảnh tư liệu)

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Bắt đầu từ năm 2013, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể yêu sách chủ quyền đối với hầu hết các đảo, bãi cạn và bãi ngầm ở Biển Đông. “Bắc Kinh ra sức san lắp biển, phá hoại môi trường để xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hoá các tiền đồn trong vùng biển tranh chấp. Điều này đã gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với các rạn san hô,” một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc họp báo qua điện thoại vào cuối tháng 8.

Bắc Kinh sử dụng các đảo nhân tạo này để mở rộng phạm vi tiếp cận của lực lượng dân quân biển và các tàu chấp pháp dân sự, thường được quân đội hậu thuẫn, để đe dọa và bắt nạt các nước Đông Nam Á tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc. Bắc Kinh bất chấp phán quyết năm 2016 của một tòa trọng tài, căn cứ váo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, rằng Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý” để khẳng định các yêu sách chủ quyền hàng hải vượt quá giới hạn của những quy định cụ thể trong Công ước.

Theo quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, Hoa Kỳ kiên định với phán quyết này. Ông nói: “Chúng tôi vô cùng lo ngại về cách thức ngày càng trơ trẽn mà Bắc Kinh đã triển khai các chiến thuật cưỡng chế để ngăn cản quyền tiếp cận của các bên tranh chấp khác đối với các nguồn tài nguyên biển.”

Một điều rõ ràng là - các doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn này. Vì lý do đó, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang áp dụng các biện pháp hạn chế thị thực đối với các công dân Trung Quốc tham gia sâu vào các nỗ lực gây mất ổn định của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đồng thời, Bộ Thương mại Hoa Kỳ định danh thêm 24 doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh vào Danh sách các pháp nhân có tham gia vào các hoạt động này. Điều này có nghĩa là bất kỳ mặt hàng nào được xuất khẩu, tái xuất khẩu hoặc thậm chí chuyển giao trong nước cho bất cứ doanh nghiệp nào có tên trong danh sách này cần phải có giấy phép đặc biệt.

“Các quốc gia khác có thể xem xét các biện pháp tương tự, và chúng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ phù hợp. Những lo ngại của chúng tôi có về Biển Đông và các hoạt động độc hại khác của Trung Quốc được chia sẻ rất rộng rãi và ngày càng được chia sẻ rộng rãi hơn, và chúng tôi biết rằng các quốc gia khác rõ ràng đang xem xét kỹ lưỡng các chính sách của họ liên quan đến các mối quan hệ đa dạng của họ với Trung Quốc trong các hoạt động kinh doanh, trao đổi học thuật, thị thực, và nhiều lãnh vực khác,” quan chức Bộ Ngoại giao cho biết.

“Chúng tôi đang hành động để làm rõ rằng việc quân sự hóa và cưỡng bức hơn nữa là không thể chấp nhận được và hoàn toàn trái với lợi ích của các nước láng giềng của Trung Quốc cũng như của Hoa Kỳ và thế giới”.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG