Accessibility links

Breaking News

Chống lại sự cưỡng ép kinh tế của Trung Quốc


Công nhân đứng nhìn một chiếc xe tải đi ngang qua những chồng container hàng hoá tại một cảng ở Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)
Công nhân đứng nhìn một chiếc xe tải đi ngang qua những chồng container hàng hoá tại một cảng ở Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)

Thứ trưởng Ngoại giao Jose Fernandez nói: “Trên toàn cầu, Bắc Kinh khai thác các lỗ hổng kinh tế của các đồng minh và đối tác của chúng ta để đe dọa và ép buộc họ tuân theo mệnh lệnh của Trung Quốc.”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Trong ít nhất bốn thập kỷ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã sử dụng biện pháp cưỡng ép kinh tế để buộc các đối tác thương mại của mình, có thể là các quốc gia hoặc công ty, kiềm chế các hoạt động chống lại các lợi ích kinh tế hoặc địa chính trị của Trung Quốc.

Được định nghĩa là một sự đe dọa hoặc thực tế áp các chi phí kinh tế hoặc các lệnh cấm thương mại của một quốc gia đối với một quốc gia hoặc tổ chức khác, với ý định kiểm soát các chính sách hoặc hoạt động của đối tượng, nó đã trở thành một bản chất trong chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa. Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường Jose Fernandez nói: “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là… một quốc gia sử dụng nhiều biện pháp cưỡng ép kinh tế.

“Tham vọng của Tập Cận Bình rất rõ ràng. Như ông đã tuyên bố vào năm 2020: Bắc Kinh tìm cách thao túng chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các quốc gia khác phụ thuộc vào Trung Quốc và sử dụng sự phụ thuộc đó để tạo đòn bẩy đối với họ.”

Thứ trưởng Fernandez nói: “Trên toàn cầu, Bắc Kinh khai thác các lỗ hổng kinh tế của các đồng minh và đối tác của chúng ta để đe dọa và ép buộc họ tuân theo mệnh lệnh của Trung Quốc. Lấy ví dụ như trường hợp của Litva – nước này đã phải đối mặt với sự trả đũa bằng [các biện pháp] thương mại của Trung Quốc vì đã mở văn phòng đại diện ở Đài Loan.

“Bắc Kinh đã hủy khoản tín dụng xuất khẩu trị giá 300 triệu đô la, vì vậy chúng tôi đã làm việc với ngân hàng EXIM [Xuất nhập khẩu] để cung cấp khoản tín dụng xuất khẩu thay thế trị giá 600 triệu đô la. Chúng tôi đã huy động các đại sứ quán của mình tìm thị trường mới cho hàng xuất khẩu của Litva bị Trung Quốc ngăn chặn. Bộ Quốc phòng đã ký một thỏa thuận mua sắm quốc phòng đối ứng với Litva.”

Thứ trưởng Fernandez cho biết: “Ngày nay, Litva đã vượt qua áp lực của CHND Trung Hoa và đang hưng thịnh. Chúng tôi không đứng yên. Khi các quốc gia đối mặt với sự ép buộc, Hoa Kỳ sẵn lòng và có thể giúp đỡ.

“Chúng tôi… cần đưa ra các giải pháp thay thế cụ thể và các thỏa thuận được đề xuất về CHND Trung Hoa … Các nhà ngoại giao của chúng tôi ở các quốc gia đang phát triển nói với tôi rằng nếu chúng tôi không đưa ra các giải pháp thay thế kinh tế thực sự cho quốc gia của họ, thì đơn giản chúng tôi là người ngoài cuộc.”

Kể từ năm 2008, 18 quốc gia phương Tây và châu Á, cùng hơn 120 công ty tư nhân đã trở thành mục tiêu của Trung Quốc, dẫn đến thiệt hại kinh tế trị giá hàng tỷ đô la. Thứ trưởng Fernandez cho biết chống lại các nỗ lực của Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Chính quyền Biden. “Chúng tôi đang phụ thuộc rất nhiều vào hai lợi thế mà Trung Quốc không thể sánh được: khu vực tư nhân đầy sáng kiến của chúng tôi, và mạng lưới các đồng minh và đối tác của chúng tôi.”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG