Accessibility links

Breaking News

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn vững mạnh bất chấp Nga ngăn cản


Hội nghị rà soát về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Hội nghị rà soát về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Chính phủ Nga đã chặn sự đồng thuận về một văn bản cuối cùng khi kết thúc Hội nghị rà soát lần thứ 10 về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Sau nhiều tuần đàm phán trong khuôn khổ của quá trình rà soát hiệp ước vốn vẫn là nền tảng của quy chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, chính phủ Nga đã quyết định chặn sự đồng thuận về một văn bản cuối cùng khi kết thúc Hội nghị rà soát lần thứ 10 về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, gọi tắt là NPT.

Nga từ chối chấp nhận một tài liệu kêu gọi trao lại quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho “các cơ quan có thẩm quyền của Ukraine”. Trong số gần 150 quốc gia tham gia, Nga là quốc gia duy nhất phản đối văn kiện, trong đó có đề nghị giảm thiểu rủi ro hạt nhân, mở rộng việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Tuy nhiên, bất chấp sự ngăn cản của Nga, các bên của NPT khẳng định sự cần thiết phải hành động để kiểm soát vũ khí, chống khủng hoảng phổ biến vũ khí và mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng hạt nhân, khoa học và công nghệ vì mục đích hòa bình, đặc biệt là giữa các quốc gia ở nam bán cầu. Trong bối cảnh môi trường an ninh và chính trị quốc tế đầy thách thức, mức độ mà các bên NPT tìm thấy điểm chung trong việc hỗ trợ tăng cường chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân là rất đáng chú ý, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Verdant Patel lưu ý.

Trong khi đó, việc Chính phủ Nga không chấp nhận văn kiện đó trước sự đồng thuận lớn của quốc tế nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc ép Nga chấm dứt hoạt động quân sự gần nhà máy điện và trao lại quyền kiểm soát nhà máy lại cho Ukraine, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patel nói. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, hay ZNPP, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu, và đã bị quân đội Nga chiếm giữ kể từ tháng 3.

Bất chấp Nga hoài nghi và ngăn cản, việc tất cả các nước khác tham gia Hội nghị đều có thể ủng hộ văn kiện cuối cùng nói lên vai trò thiết yếu và lâu dài của Hiệp ước trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với cộng đồng quốc tế để đạt được hòa bình và an ninh của một thế giới không có vũ khí hạt nhân. NPT đang và sẽ vẫn là nền tảng cơ bản của chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân và cần thiết để thúc đẩy giải trừ hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Phó phát ngôn viên Patel tuyên bố: “Chúng tôi tự hào đã làm việc một cách xây dựng và thiện chí với tất cả các bên để đạt được sự đồng thuận. “Các hành động của Nga chỉ phản ánh nước Nga. Rõ ràng là các Quốc gia thành viên còn lại của NPT công nhận vai trò của Hiệp ước như một trụ cột thiết yếu của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ."

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG