Accessibility links

Breaking News

Hoa Kỳ ủng hộ tư pháp hình sự toàn cầu


Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại Hague, Hà Lan. (Ảnh tư liệu)
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại Hague, Hà Lan. (Ảnh tư liệu)

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ theo đuổi công lý quốc tế. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là bộ ngoại giao duy nhất trên toàn thế giới có một văn phòng đặc trách đối phó với những hành động tàn bạo trên phạm vi lớn -- như Đại sứ Morse Tan, Giám đốc Văn phòng Tư pháp Hình sự Toàn cầu, đã nêu ra trong một cuộc phỏng vấn gần đây:

“Chúng ta nói về tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và bất cứ điều gì chúng ta có thể làm để giúp ngăn chặn, giảm thiểu hoặc giải quyết các vấn đề bất công này, những bất công nghiêm trọng này, những điều khủng khiếp này. Đó là những gì chúng tôi đang làm.”

Đại sứ Tan cho biết văn phòng của ông tư vấn cho Ngoại trưởng và giúp tận dụng nguồn lực của toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ để giải quyết các vấn đề liên quan đến tư pháp hình sự toàn cầu:

“Cho dù đó là lãnh vực kinh tế, ngoại giao, pháp lý, hay là quân sự -- chính phủ Hoa Kỳ có một loạt các công cụ khác nhau để sử dụng. Và chúng tôi là một văn phòng chính sách. Có thể nói như vậy.”

Đại sứ Tan cho biết Văn phòng Tư pháp Hình sự Toàn cầu có cùng sứ mệnh cơ bản với Tòa án Hình sự Quốc tế - đó là đưa những kẻ đã gây ra tội ác tàn bạo trên phạm vi lớn ra trước công lý. Nhưng vì các vấn đề như chủ quyền, Hoa Kỳ không tham gia Quy chế Rome lập ra Toà Hình sự Quốc tế ICC. Thật không may, ICC đã đi chệch khỏi nhiệm vụ của mình trong ý nghĩa là một tòa án được thành lập để điều tra và truy tố những tội phạm quốc tế tồi tệ nhất. Thay vào đó, Đại sứ Tan tuyên bố, ICC đã bị “chính trị hóa và tham nhũng.”

Ông nói, Hoa Kỳ tiếp tục đi đầu thế giới trong việc truy đuổi những kẻ gây ra những tội ác tàn bạo hàng loạt và đưa chúng ra trước công lý.

“ICC không phải là tòa án quốc tế duy nhất, hoặc tòa án hỗn hợp, bao gồm một phần là tòa án trong nước, một phần là toà quốc tế. Điều đó đúng với Tòa án đặc biệt dành cho Lebanon, Toà án đặc biệt về Kosovo, Cơ chế Quốc tế Độc lập và Công bằng IIIM, nơi đang thu thập thông tin liên quan đến các hành vi tàn bạo ở Syria, hoặc Cơ chế Điều tra Độc lập về Myanmar IIMM, nơi thu thập bằng chứng liên quan đến các hành vi tàn bạo ở Myanmar. Chúng tôi hỗ trợ tất cả các cơ chế đó và chúng tôi cũng giúp thu thập bằng chứng. ”

Đại sứ Tan cho biết Hoa Kỳ “hoàn toàn cam kết và quyết tâm” trong nỗ lực vì công lý toàn cầu. Ông nói: “Suy nghĩ về các nạn nhân của những hành động tàn bạo hàng loạt này mang lại cho chúng tôi động lực mạnh mẽ." Và chúng tôi đang mở rộng và tăng cường nguồn lực của mình để theo đuổi sứ mệnh này."

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG