Accessibility links

Breaking News

Hoa Kỳ công bố viện trợ bổ sung cho Miến Điện và Bangladesh


Người tị nạn Rohingya chạy trốn khỏi Miến Điện sang Bangladesh. (Ảnh tư liệu)
Người tị nạn Rohingya chạy trốn khỏi Miến Điện sang Bangladesh. (Ảnh tư liệu)

Với khoản tài trợ mới này, tổng số viện trợ của Hoa Kỳ dành cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng người Rohingya ở Bang Rakhine và đã lên tới gần 2,1 tỷ đôla kể từ tháng 8 năm 2017.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Ngoại trưởng Antony Blinken mới đây công bố gần 26 triệu đôla hỗ trợ nhân đạo bổ sung cho người tị nạn Rohingya ở Bangladesh và trong khu vực. Khoản viện trợ này sẽ giúp cho những người ở Miến Điện bị ảnh hưởng bởi bạo lực đang diễn ra, và cho các cộng đồng tiếp nhận những người tị nạn từ Miến Điện.

Với khoản tài trợ mới này, tổng số viện trợ của Hoa Kỳ dành cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng người Rohingya ở Bang Rakhine và đã lên tới gần 2,1 tỷ đôla kể từ tháng 8 năm 2017, khi hơn 740.000 người Rohingya buộc phải chạy trốn đến nơi an toàn ở Cox's Bazar, Bangladesh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price nói: “Khoản tài trợ mới này cho phép các đối tác nhân đạo của chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cứu sinh cho các cộng đồng bị ảnh hưởng ở cả hai bên biên giới Miến Điện-Bangladesh.”

“Bao gồm gần 980.000 người tị nạn Rohingya đang ở Bangladesh. Khoảng 740.000 người trong số đó đã đến đây trong những ngày sau tháng 8 năm 2017 khi họ buộc phải chạy trốn nạn diệt chủng, tội ác chống lại loài người, thanh trừng sắc tộc, sự tàn bạo và lạm dụng khủng khiếp và các nguyên nhân khác do quân đội Miến Điện gây ra ở bang Rakhine. Khoản tài trợ này cũng sẽ cung cấp hỗ trợ cho gần 540.000 thành viên cộng đồng chủ nhà Bangladesh và những người khác bị ảnh hưởng bởi bạo lực đang diễn ra ở Miến Điện.”

Ngoại trưởng Blinken trong một tuyên bố “kêu gọi các nhà tài trợ khác đóng góp mạnh mẽ cho phản ứng nhân đạo và tăng cường hỗ trợ cho những người bị xua đuổi và bị ảnh hưởng bởi bạo lực ở Miến Điện.”

“Hoa Kỳ đánh giá cao sự hào phóng của Chính phủ Bangladesh và các quốc gia khác cũng như lòng hiếu khách của người dân Bangladesh trong việc tiếp nhận những người tị nạn Rohingya, đặc biệt là khi chúng ta đang ở năm thứ sáu của cuộc khủng hoảng kéo dài này,” phát ngôn viên Price nói.

“Chúng tôi vẫn cam kết hướng tới các giải pháp bền vững cho cuộc khủng hoảng và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ Bangladesh, cộng đồng Rohingya, cộng đồng sở tại và người dân bên trong Miến Điện để đảm bảo một phản ứng phối hợp và hỗ trợ tích cực cho cuộc khủng hoảng nhân đạo này. Cộng đồng quốc tế phải kiên định với cam kết của chúng ta trong việc giảm bớt sự đau khổ của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, bao gồm cả việc thông qua sự ứng phó với cuộc khủng hoảng người Rohingya.”

Hoa Kỳ ủng hộ việc hồi hương và tái hòa nhập một cách an toàn, tự nguyện, đàng hoàng và bền vững của những người Rohingya tản cư khi các điều kiện ở Miến Điện cho phép. Ngoại trưởng Blinken tuyên bố: “Một bước thiết yếu để chấm dứt cuộc khủng hoảng này là chấm dứt sự đàn áp tàn bạo của chế độ quân phiệt đối với người dân của họ và đồng ý với giải pháp dẫn đến một nền dân chủ đa đảng toàn diện.” Trong khi chờ đến ngày đó, Hoa Kỳ khen ngợi các đối tác nhân đạo của mình trong công việc cứu người mà họ tiếp tục làm mỗi ngày.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG