Accessibility links

Breaking News

Ngày Martin Luther King năm 2021


Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đọc bài diễn văn “Tôi có một ước mơ” tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington (ảnh tư liệu ngày 28/8/1963)
Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đọc bài diễn văn “Tôi có một ước mơ” tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington (ảnh tư liệu ngày 28/8/1963)

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Vào thứ Hai tuần thứ ba của tháng 1 hàng năm, nước Mỹ tưởng nhớ Mục sư Martin Luther King Jr. Tiến sĩ King là một nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền Hoa Kỳ, tranh đấu cho thay đổi xã hội bằng các phương tiện bất bạo động.

Thành tựu lớn nhất của Tiến sĩ King là Đạo luật Dân quyền được thông qua năm 1964, cấm phân biệt đối xử trong thuê dụng lao động và tại những nơi công cộng, và Đạo luật Quyền bầu cử năm 1965. Hai chiến thắng này có tác động lớn không chỉ đối với Hoa Kỳ, mà trên toàn thế giới.

Cuộc đấu tranh của Tiến sĩ King chống lại sự bất công về chủng tộc không mở rộng đến việc thúc đẩy bình đẳng chủng tộc bằng các luật quốc tế. Tuy nhiên, những lời nói và hành động của ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng chục người, đàn ông lẫn phụ nữ, trên khắp thế giới, những người đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, chế độ phân biệt chủng tộc và bất công chủng tộc.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là thời kỳ phi thực dân hóa trên khắp thế giới. Các quốc gia mới hình thành từ các thuộc địa cũ và từ năm 1945 đến đầu những năm 1960, số thành viên của Liên hợp quốc tăng hơn gấp đôi lên 115. Gần 75 phần trăm thành viên mới là các nước đang phát triển nơi người dân thường xuyên phải chịu các luật phân biệt đối xử và những tập quán bất công.

Nhiều đại diện của quốc gia mới thành lập này đã được truyền cảm hứng từ chiến dịch phản kháng ôn hòa của Tiến sĩ King và ảnh hưởng trực tiếp của nó đối với việc thông qua Đạo luật Dân quyền. Sau đó, có chút ngạc nhiên rằng các ưu tiên của họ khác biệt rất nhiều so với các ưu tiên của thế giới công nghiệp hóa, và họ đã đưa cuộc đấu tranh của mình lên Liên Hợp Quốc, một diễn đàn ưu việt để giải quyết xung đột một cách hòa bình. Các đại biểu của họ có sự ủng hộ rộng lớn, và do đó họ đặt ra chiều hướng cho các cuộc tranh luận, và họ đoàn kết trong nỗ lực chống lại sự bất công về chủng tộc.

Kết quả là Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi Hình thức phân biệt chủng tộc được thông qua vào năm 1965. Năm sau, LHQ thông qua Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế và xã hội, được coi là hai hiệp ước nhân quyền quan trọng nhất kể từ Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948.

“Trên khắp thế giới, như một cơn sốt, phong trào tự do đang lan rộng trong cuộc giải phóng rộng lớn nhất trong lịch sử,” Tiến sĩ King nói trong bài phát biểu nhận giải Nobel Hòa bình năm 1964, một trong số ít lần ông đề cập đến cuộc đấu tranh toàn cầu cho bình đẳng chủng tộc.

"Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là một sự bùng nổ của tự do."

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG