Accessibility links

Breaking News

Ngày Nhân quyền Quốc tế 2022


Tay người phụ nữ với cây bút bị trói bằng dây xích và dây thép gai hoen gỉ, mô tả ý tưởng tự do báo chí hoặc tự do ngôn luận. (Ảnh tư liệu)
Tay người phụ nữ với cây bút bị trói bằng dây xích và dây thép gai hoen gỉ, mô tả ý tưởng tự do báo chí hoặc tự do ngôn luận. (Ảnh tư liệu)

Ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế. Ngày này được chọn để kỷ niệm việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1948 thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế. Ngày này được chọn để kỷ niệm việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1948 thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: tuyên bố toàn cầu đầu tiên về các quyền bất khả xâm phạm của loài người.

Chỉ ba năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, và vẫn còn choáng váng trước những tội ác khủng khiếp đối với thường dân, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc hệ thống hóa một loạt các quyền phổ quát của con người. Tuyên bố cuối cùng dựa trên tiền đề rằng tất cả con người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền, như đã được nêu rõ trong Điều đầu tiên của Tuyên bố. Tuyên bố có hiệu lực vào năm 1950 đã truyền cảm hứng cho sự phát triển của luật nhân quyền quốc tế, cũng như Dự luật Nhân quyền Quốc tế.

Kể từ năm 1950, ngày 10 tháng 12 hàng năm được kỷ niệm là Ngày Nhân quyền, để đánh dấu thành tựu quan trọng này của Liên Hợp Quốc khi đó còn non trẻ. Vào ngày này, giải Nobel Hòa bình chính thức được trao cho người đoạt giải năm đó. Và mỗi năm, lễ kỷ niệm được dành riêng cho một khía cạnh khác nhau của nhân quyền. Chủ đề của năm nay là “Nhân phẩm, Tự do và Công lý cho Tất cả.”

Tổng thống Joe Biden mới đây đã giải thích về bản chất cơ bản của văn kiện này. “[Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền] tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản vốn có của tất cả mọi người — bất kể họ là ai, họ đến từ đâu, hay họ yêu mến ai. Đó là một tài liệu nền tảng tuyên bố một sự thật thường bị bỏ qua hoặc phớt lờ - rằng tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Từ gốc rễ của lý tưởng phổ quát này đã nảy sinh các hiệp ước nhân quyền mang tính chuyển đổi và cam kết toàn cầu nhằm nâng cao bình đẳng và nhân phẩm cho tất cả mọi người như là nền tảng của tự do, hòa bình và công lý.”

“Là một thế giới, chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu này và chúng ta phải tiếp tục nỗ lực để uốn cong vòng cung lịch sử đến gần hơn với công lý và các giá trị chung mà Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tôn vinh,” Tổng thống Biden nói. “Giống như chúng ta ủng hộ việc công nhận các quyền con người phổ quát sau Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ ngày nay vẫn kiên định với cam kết thúc đẩy quyền con người của tất cả mọi người — và đi đầu không phải bằng tấm gương sức mạnh của chúng ta mà bằng sức mạnh của gương sáng của chúng ta.”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG