Accessibility links

Breaking News

Quyền bất khả xâm phạm và tại sao nó quan trọng


Bức tranh năm 1819 của John Trumbull: Ủy ban năm thành viên đệ trình bản thảo Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên vào tháng 6 năm 1776.
Bức tranh năm 1819 của John Trumbull: Ủy ban năm thành viên đệ trình bản thảo Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên vào tháng 6 năm 1776.

Xã luận phản ánh quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ.

Trong Tuyên ngôn Độc lập, những người sáng lập nước Mỹ định nghĩa các quyền bất khả xâm phạm bao gồm “quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Những quyền này được xem là “mang tính nội tại nơi tất cả mọi người và gần như đồng nghĩa với nhân quyền khi chúng ta nói về điều này,” theo lời của Peter Berkowitz, Giám đốc Bộ phận Nhân sự Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Ông Berkowitz nói những quyền này không chỉ bảo vệ người Mỹ ở trong nước mà còn hình thành cơ sở cho một chính sách đối ngoại hợp đạo lý ở nước ngoài:

“Chúng ta nhận lãnh nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền vào năm 1948 khi chúng ta dẫn đầu nỗ lực của Liên Hiệp Quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu. Tổng thống từ cả hai đảng chính trị đều ủng hộ nhân quyền. Và các cam kết từ thời lập quốc của Hoa Kỳ bao gồm sự tôn trọng phẩm giá vốn mang tính nội tại nơi tất cả mọi người."

Một năm trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã triệu tập Ủy ban về Quyền Bất Khả Xâm phạm với một nhiệm vụ cụ thể, Giám đốc Berkowitz cho biết:

“Ngoại trưởng Pompeo đã yêu cầu các thành viên của Ủy ban điều nghiên, xác tín lại cam kết chắc chắn của Mỹ đối với nhân quyền trong chính sách đối ngoại, trong các văn kiện lập quốc của Mỹ là Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ - trong truyền thống Lập hiến Hoa Kỳ và cũng để giúp chúng ta hiểu được cam kết chắc chắn của Hoa Kỳ đối với nhân quyền trong khuôn khổ Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế mà chúng ta đã ký vào năm 1948.”

Giám đốc Berkowitz nói quyền bất khả xâm phạm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ của Hoa Kỳ với từng quốc gia:

“Ví dụ, chúng ta thấy điều đó trong những lời lên án lặp đi lặp lại của Ngoại trưởng Pompeo về việc giam cầm những người Uighur theo Hồi giáo trong các trại tập trung của Trung Quốc. Chúng ta thấy điều đó vào những năm 1980 khi Ronald Reagan ủng hộ nhân quyền của những người bất đồng chính kiến mà Liên bang Soviet đã giam cầm một cách tàn nhẫn trong những nhà tù gulag. Chúng ta nghe thấy điều đó khi chính quyền này đối đầu với Cộng hòa Hồi giáo Iran, nước cũng đàn áp chính công dân của mình.”

Giám đốc Berkowitz lưu ý rằng “nhân quyền chắc chắn không phải là toàn bộ chính sách đối ngoại của Mỹ,” nhưng nó là “một thành phần thiết yếu, một phần chính trong tổng thể chính sách đối ngoại của Mỹ.”

Xã luận phản ánh quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG