Accessibility links

Breaking News

Tự do tôn giáo quốc tế là mục tiêu chính sách đối ngoại trọng yếu của Hoa Kỳ


Tu Shouzhe đứng trên mái của nhà thờ Tin lành sau khi các nhân viên chính phủ Trung Quốc đến và hạ cây thánh giá của nhà thờ xuống. Nhà thờ này thuộc giáo xứ Muyang, huyện Pingyang, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)
Tu Shouzhe đứng trên mái của nhà thờ Tin lành sau khi các nhân viên chính phủ Trung Quốc đến và hạ cây thánh giá của nhà thờ xuống. Nhà thờ này thuộc giáo xứ Muyang, huyện Pingyang, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ cam kết mở rộng và thúc đẩy sự tôn trọng đối với tự do tôn giáo và lòng khoan dung trên toàn cầu. Điều đó không chỉ “phản ánh tư cách con người của người Mỹ, mà còn là lợi ích quốc gia chiến lược của Hoa Kỳ và là mục tiêu chính sách đối ngoại quan trọng,” Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power cho biết.

“Chúng tôi biết rằng khi các quốc gia thúc đẩy tự do tôn giáo và bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số, dân chủ sẽ ổn định hơn, các cộng đồng sẽ có nhiều khả năng phát triển bình đẳng và thịnh vượng hơn, các quyền của phụ nữ và trẻ em gái cũng có nhiều khả năng được bảo vệ tốt hơn và chất lượng cuộc sống tổng thể được cải thiện.”

Bà Power nói tiếp "Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP ở các quốc gia, nơi các hạn chế tôn giáo và thù địch giảm xuống, tăng gấp đôi so với các quốc đẩy mạnh đàn áp." Ngoài ra, “Các quốc gia kỳ thị hoặc đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số hoặc hạn chế tự do tín ngưỡng dễ xảy ra bất ổn và xung đột hơn.”

“Từ chối các quyền tự do tôn giáo có liên quan đến xung đột xã hội và bạo lực ở mức độ cao hơn. Trên thực tế, các quốc gia với chính phủ mạnh tay trấn áp tự do tôn giáo có nguy cơ xảy ra xung đột xã hội cao hơn gấp hai lần so với các quốc gia ít hoặc không có hạn chế tự do tôn giáo.”

Thật vậy, rõ ràng là sẽ không có hòa bình lâu dài cho đến khi mọi người được tự do thờ phượng theo lương tâm của họ, và mọi người thuộc mọi tín ngưỡng có quyền đến các thánh địa và nơi thờ cúng – Giám đốc USAID nói.

Không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Joe Biden đã nói rõ rằng đối với Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, sự phát triển cũng quan trọng như quốc phòng và ngoại giao. Giám đốc Power cho biết rằng “đó là lý do tại sao các chuyên gia phát triển của USAID phối hợp với Văn phòng Đối tác Tôn giáo và Cộng đồng của cơ quan này để ứng phó với các hành vi vi phạm nhân quyền, ra sức ngăn chặn các hành động tàn bạo, nỗ lực bảo tồn văn hóa và bảo vệ tự do tôn giáo cho tất cả mọi người.”

“Từ lâu đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế, nhưng có một điểm chung là công nhận rằng đó là một quyền con người rõ ràng, riêng biệt và là trọng tâm của sự ổn định và hòa bình của thế giới mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ.”

Giám đốc USAID nói tiếp rằng: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Chúng tôi sẽ vẫn khiêm cung và biết ơn vì những quyền tự do mà chúng tôi trân trọng tại đất nước của chúng tôi, đồng thời cầu nguyện rằng nhờ ân điển và sự khôn ngoan của Thượng đế, chúng tôi có khả năng khẳng định phẩm giá và đảm bảo tự do cho nhiều người hơn trên khắp thế giới."

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG