Accessibility links

Breaking News

Thu thập và phân tích bằng chứng tội ác chiến tranh ở Ukraine


Tòa án Hình sự Quốc tế thảo luận về các điều tra tội ác chiến tranh bị tố cáo trong cuộc chiến tranh của Nga xâm lược Ukraine. The Hague, Hà Lan, ngày 31/5/2022.
Tòa án Hình sự Quốc tế thảo luận về các điều tra tội ác chiến tranh bị tố cáo trong cuộc chiến tranh của Nga xâm lược Ukraine. The Hague, Hà Lan, ngày 31/5/2022.

Các hành vi vi phạm luật chiến tranh được báo cáo ở Ukraine kể từ thời điểm Nga sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Ngay cả chiến tranh và xung đột vũ trang cũng phải tuân theo các quy tắc, theo quy định của luật pháp quốc tế. Đứng đầu trong số này là các lệnh cấm phạm tội ác chiến tranh. Thứ nhất, các bên tham chiến bị cấm cố tình nhắm mục tiêu vào thường dân, các đối tượng dân sự như bệnh viện và nhà dân cũng như cơ sở hạ tầng quan trọng đối với sự sống còn của người dân, chẳng hạn như hệ thống lưu trữ và phân phối thực phẩm. Tương tự như vậy, việc sử dụng vũ khí bừa bãi bị cấm.

Tuy nhiên, các hành vi vi phạm luật chiến tranh được báo cáo ở Ukraine kể từ thời điểm Nga sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.

Vào cuối tháng 3, Chính phủ Hoa Kỳ đánh giá rằng các lực lượng Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine. Chính phủ Hoa Kỳ cho biết sẽ tiếp tục theo dõi các báo cáo về tội ác chiến tranh và chia sẻ những thông tin đó với các đồng minh, đối tác cũng như các tổ chức và cơ quan quốc tế.

Vào giữa tháng 5, Chính phủ Hoa Kỳ thông báo tài trợ cho Chương trình Đài quan sát xung đột mới được thành lập. Chương trình sẽ sử dụng hình ảnh vệ tinh và các phương tiện kỹ thuật khác để thu thập thông tin về tội ác chiến tranh có thể xảy ra và các hành động tàn bạo khác của các lực lượng Nga khi họ tiến hành cuộc chiến tàn khốc của Tổng thống Putin xâm lăng Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết: “Chương trình sẽ thu thập, phân tích và cung cấp công khai thông tin và bằng chứng về các hành động tàn bạo, vi phạm nhân quyền và phá hoại cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm cả di sản văn hóa của Ukraine”.

Phát ngôn viên Price nói: “Thông tin do Chương trình Đài quan sát xung đột thu thập sẽ là nguồn thông tin cho thế giới thấy những hành động tàn bạo và tồi tệ của các lực lượng Nga đối với người dân Ukraine. Nó sẽ làm sáng tỏ những hành động tàn bạo và cung cấp thông tin để truy tố tại các tòa án trong nước của Ukraine, tòa án ở các quốc gia thứ ba, tòa án Hoa Kỳ và các tòa án liên quan khác. Nó sẽ cung cấp thông tin để bác bỏ thông tin tuyên truyền sai lệch của Nga và mở rộng phạm vi các cơ chế giải trình trách nhiệm của chúng tôi và các đối tác của chúng tôi.”

Chính phủ Hoa Kỳ có kế hoạch hỗ trợ nền tảng này một phần thông qua Sáng kiến phục hồi dân chủ châu Âu trị giá 320 triệu đô la được tổng thống công bố hồi gần đây, hay còn gọi là EDRI.

Thật vậy, chương trình Đài quan sát xung đột là một trong nhiều nỗ lực của Chính phủ Hoa Kỳ được thiết kế để giúp buộc trách nhiệm trong tương lai đối với các hành động khủng khiếp của Nga.

Người phát ngôn Price nói: “Bất chấp việc này sẽ mất bao nhiêu thời gian, chúng tôi cam kết muốn thấy công lý được thực thi.”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG