Lễ Vinh danh Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022

Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu tại lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế (IWOC) hàng năm lần thứ 16 tại Bộ Ngoại giao, ngày 14 tháng 3 năm 2022.

Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu tại lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế (IWOC) hàng năm lần thứ 16 tại Bộ Ngoại giao, ngày 14 tháng 3 năm 2022.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây vinh danh 12 phụ nữ đã thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh phi thường và khả năng lãnh đạo trong việc cải thiện cuộc sống của những người khác và cộng đồng của họ. Lễ trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế năm 2022 của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ được tổ chức trực tuyến.

Ngoại trưởng Antony Blinken giới thiệu từng phụ nữ được trao giải thưởng bắt đầu với Rizwana Hasan, một luật sư đã dẫn đầu các chiến dịch thành công chống lại việc nuôi tôm thương mại gây tổn hại cho ngư dân truyền thống và tàn phá hệ sinh thái tại các vùng đất ngập nước xung quanh Dhaka bởi các tập đoàn kinh doanh nhà đất vô đạo đức.

Simone Sibilio do Nascimento của Brazil là một công tố viên nổi tiếng ở Rio de Janeiro, người đã dũng cảm đương đầu với tham nhũng, buôn bán ma túy và các nhóm dân quân.

Ei Thinzar Maung là một nhà hoạt động dân chủ ở Myanmar. Năm 2015, bà bị bỏ tù vì tổ chức cuộc tuần hành dài 400 dặm phản đối lệnh cấm các liên đoàn sinh viên và cấm dạy học bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Josefina Klinger Zúñiga điều hành một tổ chức phi chính phủ tập hợp ngư dân, người lao động và doanh nhân địa phương để hỗ trợ du lịch bảo vệ môi trường, tạo việc làm, trao quyền cho người Afro-Colombia và cộng đồng bản địa.

Taif Sami Mohammed là thứ trưởng tài chánh kiêm tổng giám đốc cục ngân sách của Iraq đã thành công trong việc chống tham nhũng ngân sách.

Sau các cuộc nội chiến ở Liberia, trong đó tràn lan bạo lực đối với phụ nữ, Facia Boyenoh Harris đã cống hiến hết mình đấu tranh giảm bạo lực trên cơ sở giới tính và tăng cường giáo dục cho trẻ em gái và sự tham gia chính trị của phụ nữ.

Najla Mangoush, nữ ngoại trưởng đầu tiên của Libya, một chuyên gia về giải quyết xung đột, đã nỗ lực hướng tới một chính phủ dân chủ và đoàn kết hơn.

Tại Moldova, Doina Gherman, một đại biểu quốc hội, đã vận động để Moldova phê chuẩn Công ước Istanbul, công nhận bạo lực trên cơ sở giới tính là vi phạm nhân quyền.

Là một phụ nữ chuyển giới, Bhumika Shrestha đã vận động để Nepal thêm quyền chọn phi nhị giới vào các tài liệu quốc tịch; vào năm 2007, tòa án tối cao đã thay đổi quy định đó.

Ở Romania, Carmen Gheorghe đấu tranh cho quyền của phụ nữ và trẻ em gái Roma, một nhóm đang là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, bao gồm hôn nhân trẻ em, tảo hôn và ép buộc.

Roegchanda Pascoe đến từ Cape Town, Nam Phi là một nhà lãnh đạo cộng đồng đã nỗ lực làm việc nhằm giảm tội phạm có tổ chức và bạo lực trên cơ sở giới tính.

Vào tháng 12 năm 2021, Phạm Đoan Trang bị Việt Nam kết án chín năm tù vì đã viết về dân chủ và nhân quyền. Ngoại trưởng Blinken nói: “Chúng tôi lên án việc bỏ tù bất công cô ấy và kêu gọi trả tự do cho cô ấy ngay lập tức.”

Ngoại trưởng Blinken nói: “Mười hai người phụ nữ này cách nhau hàng nghìn dặm, nhưng họ hợp nhất trong sự cống hiến phục vụ đất nước và cộng đồng của họ với lòng dũng cảm phi thường và sự hy sinh. Hoa Kỳ sát cánh với họ.”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.