Một cột mốc quan trọng trong hỗ trợ chuyển đổi sang năng lượng sạch

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại cuộc họp báo sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G-7, ngày 13 tháng 6 năm 2021.

Hoa Kỳ sẽ cung cấp 14 triệu đô la cho một nghiên cứu thiết kế tiền cơ sở ở Romania để cung cấp cơ sở cho việc triển khai một lò phản ứng mô-đun nhỏ, được gọi là SMR.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ sẽ cung cấp 14 triệu đô la cho một nghiên cứu thiết kế tiền cơ sở ở Romania để cung cấp cơ sở cho việc triển khai một lò phản ứng mô-đun nhỏ, được gọi là SMR. Tổng thống Joe Biden thông báo tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 gần đây trong cam kết của chính phủ Hoa Kỳ về việc thực hiện Quan hệ đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu, trong kế hoạch của G7 nhằm thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới.

SMR là lò phản ứng hạt nhân tiên tiến với các bộ phận di động được các nhà máy sản xuất ra có thể được lắp ráp tại chỗ, cắt giảm đáng kể chi phí xây dựng các nhà máy điện hạt nhân kiểu truyền thống và chúng có thể sản xuất ra một lượng lớn điện với mức phát thải các-bon thấp.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi cam kết 14 triệu đô la là “một cột mốc quan trọng nữa của Hoa Kỳ hỗ trợ chuyển đổi sang năng lượng sạch trong nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.” Hoa Kỳ sẽ hợp tác với NuScale Power có trụ sở tại Oregon, công ty sẽ xây dựng SMR cho Romania.

Đặc phái viên của Tổng thống về Khí hậu John Kerry cho biết, "Năng lượng hạt nhân, bao gồm các lò phản ứng mô-đun nhỏ, là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cũng có thể tăng cường an ninh năng lượng và thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế."

Địa điểm cho nhà máy SMR được đề xuất ở Romania vừa có ý nghĩa tượng trưng vừa thuận lợi trong thực tế. Đây là một nhà máy nhiệt điện than đã ngưng hoạt động ở thành phố Doicesti. Chuyển đổi công năng của nhà máy có nghĩa là không phải thu hồi đất mới; các nguồn nước hiện có sẵn, hạ tầng đường sắt và đường bộ đã có sẵn; và cộng đồng địa phương sẽ được hưởng lợi từ những công việc sẽ được tạo ra.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề châu Âu và Á-Âu Robin Dunnigan ca ngợi Romania là “đối tác mẫu mực” trong nỗ lực Mỹ và Romania cùng theo đuổi mục đích hòa bình và an ninh xuyên Đại Tây Dương, cũng như các nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

“Thông qua cam kết triển khai công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ của Hoa Kỳ,” bà Dunnigan tuyên bố, “Romania không chỉ củng cố mối quan hệ bền chặt với Hoa Kỳ thông qua hợp tác hạt nhân-dân sự, mà còn là tấm gương cho người khác noi theo về khả năng của công nghệ năng lượng sạch và các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến để tạo điều kiện cho chúng ta chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch. ”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.