Accessibility links

Breaking News

Hoa Kỳ quyết tâm chống lao động cưỡng bức


Học viên Hồi giáo làm việc tại một xưởng may mặc tại Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề Hotan, Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)
Học viên Hồi giáo làm việc tại một xưởng may mặc tại Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề Hotan, Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)

Chính quyền Biden-Harris quyết tâm chống lại tội phạm lao động cưỡng bức và ngăn chặn hàng hóa được làm bằng lao động cưỡng bức nhập vào Hoa Kỳ.

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Chính quyền Biden-Harris quyết tâm chống lại tội phạm lao động cưỡng bức và ngăn chặn hàng hóa được làm bằng lao động cưỡng bức nhập vào Hoa Kỳ.

Do đó, Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, hay UFLPA, có hiệu lực vào ngày 21 tháng 6. Đạo luật cấm nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ từ Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Tân Cương) và một số thực thể khác ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trừ khi nhà nhập khẩu có thể chứng minh hàng hóa không được làm bằng lao động cưỡng bức.

Ở Tân Cương, CHND Trung Hoa đang thực hiện tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Chính quyền Trung Quốc thành lập các trại giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ chủ yếu là người Hồi giáo và những người thuộc các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số khác. Tại đó họ bị ép buộc, cưỡng bức lao động, hãm hiếp và tra tấn. Lao động cưỡng bức cũng tiếp tục diễn ra bên ngoài các trại ở Tân Cương và một số người Duy Ngô Nhĩ và người thuộc các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương bị ép buộc làm việc ở những khu vực khác ở Trung quốc.

UFLPA được thực thi bởi Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, CBP, với giả định rằng tất cả hàng hóa, đồ đạc, vật phẩm hoặc hàng hóa được khai thác, chế tạo hoặc sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ Tân Cương đều được làm bằng lao động cưỡng bức và sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trừ khi các nhà nhập khẩu có thể cung cấp cho CBP bằng chứng rõ ràng và thuyết phục để chứng minh ngược lại.

Ngoại trưởng Antony Blinken lưu ý rằng Đạo luật đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua với sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng.

“Bộ Ngoại giao cam kết làm việc với Quốc hội và các đối tác liên ngành là sẽ tiếp tục đấu tranh chống lao động cưỡng bức ở Tân Cương và tăng cường phối hợp quốc tế chống lại hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này,” Ngoại trưởng Blinken nói. “Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp cụ thể để thúc đẩy trách nhiệm giải trình ở Tân Cương, bao gồm các hạn chế về thị thực, trừng phạt tài chính theo luật Magnitsky Toàn cầu, kiểm soát xuất khẩu, Luật chống lao động cưỡng bức WRO và hạn chế nhập khẩu ... Cùng với các đối tác liên ngành, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các công ty để nhắc nhở họ về các nghĩa vụ pháp lý của Hoa Kỳ cấm nhập khẩu hàng hóa được làm bằng lao động cưỡng bức vào Hoa Kỳ."

Ngoại trưởng Blinken tuyên bố, "Chúng tôi tập hợp các đồng minh và đối tác của mình để thúc đẩy cho chuỗi cung ứng toàn cầu không sử dụng lao động cưỡng bức, lên tiếng chống lại các hành vi tàn bạo ở Tân Cương và cùng chúng tôi kêu gọi chính phủ CHND Trung Hoa chấm dứt ngay các hành động tàn bạo và vi phạm quyền con người, bao gồm cả lao động cưỡng bức. "

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG