Accessibility links

Breaking News

Một cột mốc đạt được trong việc loại bỏ vũ khí hóa học


Cảnh sát Nhật Bản mặc đồ bảo hộ phát hiện các tác nhân hóa học giả trong Pacific Shield 18, tại cảng Yokosuka trong bức ảnh do Bộ Quốc phòng Nhật Bản chụp vào ngày 26/7/2018. Bộ Quốc phòng Nhật Bản/REUTERS
Cảnh sát Nhật Bản mặc đồ bảo hộ phát hiện các tác nhân hóa học giả trong Pacific Shield 18, tại cảng Yokosuka trong bức ảnh do Bộ Quốc phòng Nhật Bản chụp vào ngày 26/7/2018. Bộ Quốc phòng Nhật Bản/REUTERS

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Ngày 7/7, Mỹ tuyên bố đã hoàn thành tiêu hủy an toàn kho vũ khí hóa học không sử dụng. Đó là một thách thức công nghệ phức tạp được thực hiện trong hơn 30 năm. Như vậy Hoa Kỳ đã hoàn thành một nghĩa vụ quan trọng với tư cách là một bên ký kết Công ước về Vũ khí Hóa học năm 1997.

Tổng thống Joe Biden nói trong một tuyên bố rằng việc tiêu hủy vũ khí hoá hoạc cuối cùng trong kho dự trữ của Hoa Kỳ đưa chúng ta “tiến một bước gần hơn tới một thế giới không còn nỗi kinh hoàng của vũ khí hóa học.”

Tổ chức Cấm vũ khí hóa học, OPCW, xác nhận rằng với việc loại bỏ kho dự trữ của Hoa Kỳ, tất cả các kho dự trữ vũ khí hóa học được công bố của các Quốc gia thành viên hiện được xác minh là đã bị phá hủy không thể đảo ngược. "Đây là lần đầu tiên một cơ quan quốc tế xác minh việc tiêu hủy toàn bộ danh mục vũ khí hủy diệt hàng loạt đã công bố," Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ William LaPlante lưu ý.

Chiến tranh thế giới thứ nhất là lần đầu tiên vũ khí hóa học được sử dụng trong xung đột thời hiện tại. Nỗi kinh hoàng về sự đau đớn mà chúng gây ra - nghẹt thở, bỏng rát và ngạt - đã buộc các quốc gia phải cùng nhau cấm sử dụng, sản xuất và dự trữ chúng.

Trong khi việc loại bỏ các kho dự trữ được công bố là một thành tựu quan trọng, mối đe dọa từ vũ khí hóa học vẫn còn: bốn quốc gia chưa tham gia Công ước Vũ khí Hóa học; và vũ khí hóa học không được khai báo từ các quốc gia thành viên gây ra mối nguy hiểm đáng kể.

Trong những năm gần đây, chế độ Assad ở Syria, một bên ký kết CWC, đã nhiều lần sử dụng vũ khí hóa học chống lại chính người dân của mình. Đồng minh của Syria, Nga, cũng là một bên ký kết CWC, không chỉ bảo vệ Syria khỏi trách nhiệm giải trình về việc sử dụng vũ khí hóa học, mà chính Nga đã hai lần sử dụng chất độc thần kinh Novichok trong các cuộc tấn công lãnh đạo phe đối lập Nga Aleksey Navalny.

“Tôi tiếp tục khuyến khích các quốc gia còn lại tham gia Công ước Vũ khí Hóa học để lệnh cấm vũ khí hóa học toàn cầu có thể phát huy hết tiềm năng của nó,” Tổng thống Biden nói. “Nga và Syria nên quay trở lại tuân thủ Công ước Vũ khí Hóa học và thừa nhận các chương trình không được công bố của họ, vốn đã được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công và đàn áp tàn bạo.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học để ngăn chặn việc tàng trữ, sản xuất và sử dụng vũ khí hóa học trên toàn thế giới,” Tổng thống tuyên bố. “Và cùng với các đối tác của chúng tôi, chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi cuối cùng và mãi mãi có thể loại bỏ tai họa này ra khỏi thế giới.”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG