Accessibility links

Breaking News

Sự tham gia của hoa kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là lâu dài


Một tàu chiến của Trung Quốc băng ngang đường đi của tàu khu trục USS Chung-Hoon của Hải quân Hoa Kỳ đang di chuyển cùng với tàu khu trục HMCS Montreal của Hải quân Hoàng gia Canada trong eo biển Đài Loan vào ngày 3 tháng 6 năm 2023.
Một tàu chiến của Trung Quốc băng ngang đường đi của tàu khu trục USS Chung-Hoon của Hải quân Hoa Kỳ đang di chuyển cùng với tàu khu trục HMCS Montreal của Hải quân Hoàng gia Canada trong eo biển Đài Loan vào ngày 3 tháng 6 năm 2023.

Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell nói: “Việc tăng cường quân sự của CHND Trung Hoa… đang làm đảo lộn sự cân bằng trong khu vực. Những gì xảy ra trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến tất cả người Mỹ và người dân của nhiều nước hoặc các đồng minh và đối tác của chúng tôi trên khắp thế giới.”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ là một cường quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong hơn hai thế kỷ. Các hiệp ước liên minh của Hoa Kỳ với các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, như Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có từ 70 năm trở lên; mối quan hệ kinh tế và giao lưu nhân dân thậm chí còn dài hơn nhiều -- Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell nói.

“Nhưng những nỗ lực nhằm nâng cao tham vọng của chúng tôi từ nền tảng vững chắc này thường mang tính chất từng giai đoạn – một nền tảng đã tạo nên sự hiểu biết thông thường rằng động lực của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chỉ kéo dài cho đến khi một cuộc khủng hoảng tiếp theo ở nơi khác kéo chúng tôi đi khỏi những nỗ lực mạnh mẽ và quan trọng này.”

Thứ trưởng Campbell khẳng định điều đó không còn đúng nữa:

“Ngày nay, cấu trúc cam kết ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi rất bền vững, giúp Hoa Kỳ có thể neo giữ lâu dài trong khu vực. Bằng chứng rõ ràng nhất về độ bền đó là lịch sử rất gần đây. Khi các cuộc chiến tranh nổ ra ở Trung Âu và ở Trung Đông, cam kết của chúng tôi đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã vượt qua những thử thách về quyết tâm và sự tập trung đó.”

Ông nói rằng dưới thời chính quyền Biden, ba nguyên tắc cơ bản đã tạo nên nền tảng cho cách tiếp cận lâu dài đối với khu vực. Đầu tiên, đó là nhận thức rằng việc tham gia vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có trọng tâm chiến lược rõ ràng: đây là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới; các nền kinh tế của khu vực này thúc đẩy hơn 60% tổng tăng trưởng toàn cầu và là trung tâm thương mại, sản xuất và đổi mới của thế giới.

“Đồng thời, khu vực này là nguồn gốc của rủi ro đáng kể. Việc tăng cường quân sự của CHND Trung Hoa, mà chúng ta đã nghe nói, là hoạt động lớn nhất từng được thực hiện trong thời bình, đang làm đảo lộn sự cân bằng trong khu vực. … Những gì xảy ra trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến tất cả người Mỹ và người dân của nhiều nước hoặc các đồng minh và đối tác của chúng tôi trên khắp thế giới.”

Nguyên tắc cơ bản thứ hai là Hoa Kỳ “không chiến đấu một mình”, Bộ trưởng Campbell nói. Giờ đây, các mối quan hệ đối tác như AUKUS, Quad, các thỏa thuận giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc tạo thành “các chòm sao độc nhất,” -- Thứ trưởng Campbell nói -- cho phép “Hoa Kỳ hành động nhanh hơn, giảm nguy cơ bị hạn chế bởi những lá phiếu phủ quyết, củng cố tính bền chặt trong khu vực và chia sẻ gánh nặng.”

Nguyên tắc cơ bản thứ ba là đảm bảo sự tham gia lâu dài của Hoa Kỳ là cam kết lưỡng đảng đối với chiến lược của Hoa Kỳ được Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra.

Cả trong nước và quốc tế, Thứ trưởng Campbell tuyên bố: “Chúng tôi đã duy trì sự tham gia của Hoa Kỳ bằng cách mở rộng phạm vi các bên liên quan cam kết vì một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Xã luận phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

XS
SM
MD
LG